06/12/2024
TUYÊN TRUYỀN UỐN VÁN-BẠCH HẦU
Tiêm vắc xin Uốn ván-Bạch hầu là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất
1.Tiêm bổ sung vắc xin Bạch hầu-Uốn ván (Td) giúp trẻ cũng cố miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu-uốn ván và bổ sung kháng thể phòng uốn ván cho trẻ trước khi bước vào độ tuổi vị thành niên.
2.Để tăng miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu-uốn ván, trong tháng 12/2024 toàn tỉnh Long An sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin Td tại trường học (cho học sinh ≥7 tuổi tức trẻ sinh từ ngày 01/01/2017-31/10/2017 học lớp 2) Và tại Trạm Y tế (cho trẻ 7 tuổi ở cộng đồng không đi học hoặc học tại các trường khuyết tật, trường tình thương......).
3.Ba mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu
Cho trẻ ăn no trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Thông báo với cán bộ y tế hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp về tình trạng sức khỏe của con em mình như trẻ đã tiêm loại vắc xin gì trong vòng 1 tháng. Trẻ đang ốm hay điều trị bệnh lý mạn tính..
Trẻ bị dị ứng với các loại thuốc, vắc xin, thức ăn nào. Đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước sốt cao, co giật tím tái, phát ban, sưng vùng tiêm
Hỏi cán bộ Y tế về loại vắc xin được tiêm chủng trong lần này những phản ứng có thể gặp và cách theo dõi chăm sóc trẻ sau tiêm
4.Cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng vắc xin Uốn ván – Bạch hầu
Trẻ sẽ được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để cán bộ y tế kịp thời phát hiện và xử trí những phản ứng bất thường xảy ra...Bà mẹ tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng, nổi mề đay, phát ban...nếu trẻ sốt cần phải cập nhiệt độ và theo dõi sát lau mát hoặc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế, không đắp bất cứ gì lên vị trí tiêm. Cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau như sốt cao> 39 0 , co giật, khó thở, tím tái, phát ban...